Thống kê tăng trưởng GDP Việt Nam 2015

Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2004-2014

Giai đoạn 2004-2007 Việt Nam được xếp vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực, tốc độ tăng trưởng GDP đạt trên 7,7%, các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế đều được hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch.

Tuy nhiên trước tình hình khủng hoảng tài chính thế giới nổ ra vào năm 2008, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với không ít khó khăn. Ở giai đoạn này mức tăng GDP luôn thấp hơn 7% và ngày càng đi xuống, đến năm 2012 chỉ còn 5,25%, chưa bằng hai phần ba so với mức trước khủng hoảng.

Từ năm 2012 đến năm 2014 tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam tuy chỉ dao động quanh mức 5% đến 6% nhưng tốc độ tăng trưởng khá ổn định, năm sau luôn cao hơn năm trước.

Năm 2014 tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã đạt 5,98% cao hơn so với kế hoạch mà Quốc hội đề ra 0,18%. Đây là dấu hiệu tích cực của nền kinh tế trước bối cảnh chính trị có nhiều bất ổn khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế lãnh thổ Việt Nam.

 

Dự báo tăng trưởng kinh tế 2015 đạt 6,3%

Tang truong GDP Viet Nam
Tang truong GDP Viet Nam

Sáng ngày 28/5/2015, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo thường niên kinh tê Việt Nam năm 2015. Đáng chú ý, trong báo cáo kinh tế vĩ mô quý I/2015 vừa được VEPR công bố cho thấy, năm 2015, triển vọng nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và có khả năng đạt trong khoảng từ 6,1-6,3%.

Đưa ra triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2015, báo cáo của VEPR đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng có tính hội tụ tương đối. Kịch bản thấp dự báo mức tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,1%, trong khi kịch bản cao hơn cũng chỉ đạt mức 6,3% theo giá cố định năm
2010).

Lạm phát của cả năm 2015 trong kịch bản 1 được dự báo tiếp tục duy trì mức tương đối thấp, tương tự năm 2014, đạt khoảng 1,9%. Trong khi đó, đối với kịch bản 2, khi nền kinh tế phục hồi cao hơn một chút, thì lạm phát có thể lên tới 3,2% và khuynh hướng tăng diễn ra nhanh hơn vào cuối năm, và tiếp tục tăng trong 2016. “Đây là trường hợp kinh tế rơi vào một vòng xoáy mới giữa lạm phát và thay đổi tỷ giá. Kịch bản 2 tuy có bề ngoài không khác quá xa kịch bản 1, nhưng phản ánh một mức độ rủi ro vĩ mô cao hơn nhiều sẽ xuất hiện trong năm 2016”, báo cáo nhận định.

Cán cân thương mại chuyển sang trạng thái thâm hụt nhưng cán cân tổng thể vẫn đạt thặng dư vừa phải nhờ sự bù đắp từ vốn FDI và kiều hối. Mức thặng dư sẽ khiêm tốn hơn, vào khoảng 4 tỷ USD, tương đương 1/3 thặng dư năm 2014.

Một vấn đề quan trọng khác cũng đươc nêu trong báo cáo là lợi ích tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Binh Dương (TPP) đối với Việt Nam là tích cực và mang tính nền tảng, tác động đến cấu trúc nền kinh tế thông qua ảnh hưởng khác nhau giữa các ngành và lĩnh vực.

“Lợi ích từ TPP sẽ lớn hơn nếu gỡ bỏ ràng buộc lên các yếu tố sản xuất căn bản như vốn, lao động, đất đai và quan hệ mật thiết tới cải cách hành chính và cải cách thể chế”, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR nhận định.

Nguồn: https://kehoachviet.com tổng hợp

Để lại một bình luận