Sự kiện ra mắt Iphone 6 là 1 sự kiện được chào đón và quan tâm của rất nhiều tín đồ Apple cũng như phương tiện truyền thông. Tuy nhiên có vẻ sau những háo hức ban đầu thì những thất vọng cũng đang dần thể hiện.
>> Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh
>> Biến động kinh tế Đông Á và vị trí của Việt Nam-P1
>> Thương hiệu và những sai lầm chiến lược
>> Nghệ thuật marketing “đánh cắp ý tưởng”
>> Dịch vụ lập kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp
Sự kiện ra mắt Iphone 6
Quả đúng như dự đoán của giới công nghệ, Apple đã tung ra hai phiên bản iPhone khác nhau với kích thước 4,7 inch và 5,5 inch cùng chiếc đồng hồ Apple Watch tại sự kiện đặc biệt diễn ra rạng sáng ngày 10/9 theo giờ Việt Nam.
Đúng 10 giờ sáng ngày 09/9 theo giờ California, Mỹ (0h ngày 10/9 giờ Việt Nam), Tim Cook, CEO của Apple đã chính thức khai mạc sự kiện đặc biệt mà giới công nghệ và tất cả những ai yêu thích Apple đều trông đợi.
Sự kiện đặc biệt lần này được tổ chức tại Trung tâm nghệ thuật biểu diễn Flint ở Cupertion, California – một địa điểm mà cách đây 30 năm về trước, huyền thoại Steve Jobs đã giới thiệu chiếc Macintosh đầu tiên.
Một giờ trước khi sự kiện diễn ra, bên ngoài Trung tâm đã xuất hiện rất đông khách mời tham dự, bao gồm giới truyền thông, các chuyên gia công nghệ…
Và những thất vọng…
Những gì diễn ra trong đêm qua nhìn chung cho thấy; Tim Cook đang bẻ lái Apple khỏi quỹ đạo của 1 công ty phớt lờ mọi quy luật thị trường để tìm 1 cách tiếp cận thân thiện hơn, đưa khách hàng vào trọng tâm trong quy trình sáng tạo sản phẩm của mình thay vì đặt 1 vài cá nhân vào vị trí hạt nhân như dưới thời Steve Jobs.
Nhưng điều tôi không ngờ được là đêm qua Apple không chỉ đánh mất tính cách “thủ cựu” dưới thời Steve Jobs mà nó còn đánh mất luôn sự chi li, chú ý đến từng chi tiết nhỏ của Apple ngày đó.
Đây không phải là chuyện xấu hay đẹp mà là chuyện 1 chiếc camera lồi có thể trở nên cực kỳ vướng víu, dễ xước, dễ bong tróc… có nghĩa là những yếu điểm thực sự ảnh hưởng tới cả chức năng cơ bản nhất của 1 chiếc điện thoại. 1 Steve Jobs khăng khăng đòi hỏi mainboard của từng chiếc iPhone phải được hàn trông cho thật đẹp mắt sẽ không bao giờ chấp nhận 1 chiếc camera lồi ra như thế kia, vì bất kỳ lý do gì. Triết lý thiết kế dưới thời Steve Jobs là bất kể sản phẩm nào, khi vuốt tay trên bề mặt đều phải cảm nhận được những góc vuốt, chuyển mượt mà, không cấn gợn.
Sự chi li gần như là ám ảnh về độ hoàn hảo của sản phẩm từ Steve Jobs đã trở thành 1 phần cốt lõi trong văn hoá của Apple làm nên thành công của hãng trong suốt bao năm qua. Đánh mất cùng 1 lúc quá nhiều thứ làm nên cốt lõi, Apple của Tim Cook sẽ đi về đâu?
Phản ứng của phố Wall
Thoạt đầu, thị trường chứng khoán có vẻ thích thú với những gì nghe được từ Apple khi ra mắt iPhone 6. Giá cổ phiếu Táo khuyết đã tăng mạnh lên mức 103.08 USD ngay sau khi bộ đôi này được công bố chính thức.
So với mức giá đóng cửa hôm trước, mức giá mới cao hơn tới 5 USD/cổ phiếu và chỉ chút nữa là vượt đỉnh “mọi thời đại” của Apple là 103.74 USD. Tuy nhiên, sự hào hứng này đã nhanh chóng nguội lạnh.
Bước sang đến giờ thứ hai của sự kiện, cổ phiếu Apple bắt đầu đảo chiều và đến khi thị trường đóng cửa, nó chỉ còn giao dịch ở ngưỡng 97.99 USD mà thôi, giảm thấp hơn cả giá mở cửa đầu ngày.
“Mua theo tin đồn, bán theo tin chính thức” là một châm ngôn quen thuộc có từ thập niên 20 của thế kỷ trước ở phố Wall. Khi tất cả mọi người chờ đợi xem Apple sẽ công bố những gì trong suốt vài tuần qua, cổ phiếu của Táo khuyết đã tăng gần gấp rưỡi so với mức 70 USD của tháng hai. Nhưng một khi tất cả thông tin đã được tiết lộ hết thì các nhà đầu tư cũng nhanh chóng chốt lời.
Tuy nhiên, liệu đây có phải là dấu hiệu cho thấy phố Wall thất vọng với loạt sản phẩm mới hay không? Câu trả lời là chưa hẳn, nhất là khi ta nhìn lại cổ phiếu Apple qua những lần ra mắt iPhone trước đây. Ngày 29/6/2007, khi Apple công bố iPhone đời đầu, giá cổ phiếu của hãng (tính theo thời giá hiện nay và cả việc Apple đã chia cổ phiếu theo tỷ lệ 7:1) chỉ loanh quanh ở mức 17.43 USD mà thôi.
Nhiều nhà đầu tư lớn vẫn tỏ ra lạc quan khi dự đoán cổ phiếu Apple sẽ tăng trở lại trong thời gian tới và vượt đỉnh trước đây. Chẳng hạn như Carl Icahn, một trong những cổ đông lớn nhất của Táo khuyết chia sẻ với Bloomberg rằng ông sẽ mua thêm cổ phiếu Apple và đánh giá cổ phiếu này vẫn “đang rẻ hơn so với giá trị thực”.
Tham khảo Genk