Home / Thông tin dự án / Dự án đầu tư / Dự án sản xuất Keo dán gạch đá, chống thấm Minh Hưng

Dự án sản xuất Keo dán gạch đá, chống thấm Minh Hưng

Dự án sản xuất Keo dán gạch đá, keo chà ron, chống thấm Minh Hưng

Trong những năm qua thị trường bất động sản (BĐS) có tốc độ phát triển nhanh và ổn định, kéo theo sự tăng trưởng của lĩnh vực vật liệu xây dựng.

Theo Vụ Vật liệu Xây dựng (Bộ Xây dựng), sản phẩm xi măng và các sản phẩm tương tự như keo dán gạch đá,… tiêu thụ ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu liên tục đạt tốc độ tăng trưởng 11% trong giai đoạn 2015 – 2018.

Cụ thể, mức tiêu thụ xi măng năm 2018 tại Việt Nam đạt khoảng 60 triệu tấn; trong đó tại miền Nam Việt Nam (từ Khánh Hòa đến Cà Mau) cũng tăng khoảng 8% so với cùng kỳ năm trước.

Theo các chuyên gia trong ngành xây dựng, thị trường BĐS trong tương lai sẽ ứng dụng các loại vật liệu mới như keo dán gạch, dán đá thay thế các sản phẩm truyền thống, sự gia tăng của xu hướng công trình xanh đòi hỏi giải pháp vật liệu xây dựng phải đạt chứng chỉ xanh. Do đó sản phẩm này được cho là sẽ thuận lợi trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.

Việc đầu tư xây dựng nhà máy của dự án cho thấy định hướng phát triển hoàn toàn phù hợp với tiềm năng phát triển của thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam nói chung và các sản phẩm keo dán gạch nói riêng. Sự ra đời của dự án nhằm cung ứng nhanh nhất và hiệu quả nhất các sản phẩm cải tiến và sáng tạo cho thị trường trong nước.

Từ những vấn đề trên, để phát triển trong thời kỳ hội nhập Công ty Maples phối hợp với Công ty Cổ phần Lập dự án Á Châu tiến hành nghiên cứu và lập dự án “Mở rộng nâng cao năng lực sản xuất Keo dán gạch đá, keo chà ron, chống thấm” kính trình các tổ chức tín dụng xem xét và chấp thuận phương án đầu tư của chúng tôi. Để dự án có thể đi vào hoạt động theo đúng tiến độ đề ra.

I. Mục tiêu dự án.

  • Góp phần cung cấp sản phẩm Keo dán gạch đá, keo chà ron, chống thấm chất lượng cao cho thị trường vật liệu xây dựng tỉnh Bình Phước nói riêng và khu vực Đông Nam bộ nói chung trong quá trình đô thị hoá ngày càng phát triển như hiện nay.
  • Với mục tiêu sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, nhằm góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh.
  • Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Tạo ra những giá trị mới cho người tiêu dùng bằng các giải pháp mới, công nghệ mới.
  • Giải quyết việc làm cho người dân trong vùng, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

II. Quy mô đầu tư của dự án.

Đầu tư đồng bộ, hiện đại dây chuyền sản xuất Keo dán gạch đá, keo chà ron, chống thấm với công suất 10.000 tấn/năm (công suất thiết kế là 6 tấn/giờ) nhằm cung cấp sản phẩm chất lượng cao cho thị trường vật liệu xây dựng của địa phương.

III. Tổng mức đầu tư của dự án.

STT Nội dung Thành tiền (trước thuế) Thuế VAT (10%) Thành tiền sau thuế (1.000 đồng)
I Đầu tư thiết bị 12.760.000 1.276.000 14.036.000
1 Dây chuyền sản xuất 6 tấn/giờ  6.000.000  600.000 6.600.000
2 Xe nâng 2T5 960.000 96.000 1.056.000
3 Máy phát điện 1000KVA  1.800.000  180.000 1.980.000
4 Xe tải 10 tấn  4.000.000  400.000 4.400.000
II Chi phí quản lý dự án 422.184 42.218  464.402
III Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi khác  1.572.824 70.282 1.643.107
1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 96.593 9.659 106.253
2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 160.904 16.090 176.994
3 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 35.856 3.586 39.441
4 Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm vật tư, TB 68.115 6.812 74.927
5 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 141.356 14.136 155.492
6 Chi phí tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường 200.000 20.000 220.000
7 Lãi vay trong giai đoạn XDCB 870.000 870.000
IV Dự phòng phí 1.276.000 127.600 1.403.600
Tổng cộng  16.031.008 1.516.101 17.547.109

IV. Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án.

1. Tổng mức đầu tư – nguồn vốn.

Tổng mức đầu tư: 17.547.109.000 đồng. Trong đó:

  • Vốn tự có : 3.047.109.000 đồng.
  • Vốn vay tín dụng : 14.500.000.000 đồng.

Dự kiến nguồn doanh thu của dự án, chủ yếu thu từ các nguồn như sau:  keo nội thất các loại và keo ngoại thất, với thời gian thực hiện dự án là 50 năm và Dự kiến đầu vào của dự án.

2.    Phương án vay.

  • Số tiền : 14.500.000.000 đồng.
  • Thời hạn : 10 năm (120 tháng).
  • Ân hạn : 4 năm.
  • Lãi suất, phí : khách hàng đề nghị được hưởng lãi suất 6%/năm.
  • Tài sản bảo đảm tín dụng: thế chấp toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay.

3. Các thông số tài chính của dự án.

3.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.

Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả lãi vay giải ngân năm nhất và từ năm thứ 5 trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 10 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 2 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của dự án (phụ lục tính toán kèm theo) cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao, trung bình dự án có khả năng trả được nợ, trung bình khoảng trên 176% trả được nợ.

3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.

KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 4,41 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 4,41 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 7 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 7 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.

Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 6 năm 10 tháng kể từ ngày hoạt động.

3.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 2,61 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 2,61 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 5,83%).

Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 8 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 8.

Kết quả tính toán: Tp = 7 năm 9 tháng tính từ ngày hoạt động.

3.4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Hệ số chiết khấu mong muốn 5,83%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 26.784.623.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 20 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 26.784.623.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.

3.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 21,34% > 5,83% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *