Home / Phát triển doanh nghiệp / Tài Liệu / Tình hình kinh tế – xã hội TP HCM năm 2017 (Phần 2)

Tình hình kinh tế – xã hội TP HCM năm 2017 (Phần 2)

  1. NỘI THƯƠNG

Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn thành phố cả năm 2017 ước đạt 923.842,5 tỷ đồng, tăng 11,32% so năm 2016.

Chia theo thành phần kinh tế:

− Kinh tế nhà nước 67.179,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,3%, tăng 8,23% so với năm 2016;

− Kinh tế ngoài nhà nước 725.621,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 78,5%, tăng

10,65% so năm 2016. Trong đó, chủ yếu là khối doanh nghiệp tư nhân, được xem là thành phần kinh tế năng động, tuy nhiên đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn yếu, trình độ quản lý không cao nên khó cạnh tranh đối với các tập đoàn bán lẻ có kinh nghiệm, kinh doanh bài bản trong dài hạn.

− Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 131.041,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14,2%, tăng 16,94% so năm 2016. Trong năm, nhiều tập đoàn bán lẻ quốc tế đã đầu tư và mở rộng hệ thống kinh doanh tại thành phố như Aeon – Nhật Bản; C.J – Hàn Quốc; Central Group – Thái Lan.. khiến thị trường bán lẻ cạnh tranh sôi động.

Chia theo ngành kinh tế:

  1. Thương nghiệp bán lẻ hàng hóa: tháng 12 ước đạt 54.385,5 tỷ đồng, tăng 2,39% so tháng trước. Ước tính cả năm đạt 594.647,1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 64,4% trong tổng mức, tăng 11,29%.

Trong đó lương thực thực phẩm chiếm 11%; tăng 10,62%; May mặc chiếm 4,3%, tăng 11,97%; Đồ dùng, trang thiết bị gia đình chiếm 12,2%, tăng 11,06%; Phương tiện đi lại chiếm 4,8%, tăng 14,27% (trong đó ôtô các loại chiếm 1,7%, tăng 14,58%); Xăng dầu chiếm 5,5%, tăng 13,87%. Nhóm hàng hóa khác chiếm 21,8%, tăng 10,27%.

  1. Khách sạn nhà hàng: ước tính cả năm đạt 90.346,8 tỷ đồng, chiếm 9,8% trong tổng mức, tăng 10,46%. Trong đó, doanh thu khách sạn tăng 12,46%; doanh thu nhà hàng tăng 10,25%.
  2. Du lịch: tháng 12 ước đạt 2.416,5 tỷ đổng, tăng 2,78% so tháng trước. Ước tính cả năm đạt 23.646,7 tỷ đồng, chiếm 2,6% trong tổng mức, tăng 19,18% so năm 2016.
  3. Dịch vụ tiêu dùng khác: tháng 12 ước đạt 19.820,2 tỷ đồng, tăng 2,37% so tháng trước. Ước tính cả năm đạt 215.201,9 tỷ đồng, chiếm 23,3% trong tổng mức, tăng 10,95%.

VII. XUẤT NHẬP KHẨU

  1. Xuất khẩu

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Thành phố ước tính cả năm 2017 đạt 35.548,4 triệu USD, tăng 16,1% so năm 2016.

Loại trừ giá trị dầu thô, trị giá xuất khẩu cả năm 2017 ước đạt 32.460,8 triệu USD, tăng 16%.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu: đứng đầu là Trung Quốc với 6.613,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng 20,2%; vị trí thứ 2 là Hoa Kỳ với 5.777,3 triệu USD, chiếm 17,6%; vị trí thứ 3 là Nhật Bản với 3.058,4 triệu USD, chiếm 9,3%; vị trí thứ 4 là Hàn Quốc với 1.688,0 triệu USD, chiếm 5,1%; vị trí thứ 5 là Hồng Kông với 1.496,1 triệu USD, chiếm 4,6%.

Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu (không kể dầu thô):

− Nhóm hàng nông lâm thủy hải sản đạt 5.079,4 triệu USD, tăng 2,1% so

cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 17,1%. Trong đó:

+ Gạo đạt 820,6 triệu USD, tăng 8,7%. Lượng gạo xuất khẩu đạt 958,2 ngàn tấn, tăng 54,3%. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc (62,2%), Philippines (8,3%), Ghana (7,9%), Bờ Biển Ngà (5,2%), Malaysia (2,3%)…

+ Cà phê đạt 718,7 triệu USD, giảm 12,4%. Lượng cà phê xuất khẩu đạt 396 ngàn tấn, giảm 49,2%. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Đức (18,2%), Hoa Kỳ (12,9%), Tây Ban Nha (11,7%), Ý (8,8%), Algeria (4,3%)…

+ Cao su đạt 740,3 triệu USD, tăng 17,2%. Lượng cao su xuất khẩu đạt 313,5 ngàn tấn, giảm 11,7%. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc (55,7%), Malaysia (10,5%), Ấn Độ (6,2%), Hàn Quốc (4%), Sri Lanka (3%)…

+ Hàng thủy hải sản đạt 835,5 triệu USD, tăng 15,5%. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nhật Bản (20,5%), Hàn Quốc (12%), Malaysia (9,3%), Trung Quốc (7,5%), Hoa Kỳ (7,1%)…

+ Hàng lâm sản đạt 519,3 triệu USD, giảm 5%. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hoa Kỳ (32,4%), Hàn Quốc (12,6%), Trung Quốc (11,7%), Nhật Bản (6,5%), Anh (5,9%)…

− Nhóm hàng công nghiệp đạt 22.138,9 triệu USD, tăng 11,1% và chiếm tỷ trọng 74,6%. Trong đó:

+ Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 8.415,3 triệu USD, tăng 26% so cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 25,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu không kể giá trị dầu thô. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc (37,6%), Hồng Kông (13%), Hoa Kỳ (8,8%), Malaysia (8,1%), Hàn Quốc (5,3%)…

+ Hàng dệt, may ước đạt 5.325,3 triệu USD, chiếm tỷ trọng 16,2%, giảm 3,7% so cùng kỳ. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hoa Kỳ (45,1%), Nhật Bản (16,5%), Hàn Quốc (7,6%), Trung Quốc (4,6%), Anh (4%)…

+ Hàng giày dép ước đạt 2.528,4 triệu USD, chiếm tỷ trọng 7,7%, tăng 1,0% so cùng kỳ. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hoa Kỳ (29,3%), Đức (11,6%), Trung Quốc (7,6%), Nhật Bản (6,6%), Anh (5,2%)…

+ Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng ước đạt 2.226,2 triệu USD, chiếm tỷ trọng 6,8%, tăng 9,9% so cùng kỳ. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nhật Bản (19,5%), Trung Quốc (13%), Hoa Kỳ (11,7%), Hồng Kông (7,9%), Ấn Độ (5,5%)…

− Nhóm hàng hóa khác đạt 2.472,9 triệu USD, tăng 28,3%.

* Riêng dầu thô: ước đạt 7.394,7 ngàn tấn, giảm 4,2%; về trị giá đạt 3.087,7 triệu USD, tăng 17,5%.

  1. Nhập khẩu

Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Thành phố ước tính cả năm 2017 đạt 43.301,2 triệu USD, tăng 13,6% so năm 2016.

Thị trường nhập khẩu chủ yếu: đứng đầu là Trung Quốc với 10.517,2 triệu USD, chiếm tỷ trọng 28,8%; vị trí thứ 2 là Singapore với 3.111,1 triệu USD, chiếm 8,5%; vị trí thứ 3 Hàn Quốc là với 3.061,8 triệu USD, chiếm 8,4%; vị trí thứ 4 là Hoa Kỳ với 2.427,8 triệu USD, chiếm 6,6%; vị trí thứ 5 là Thái Lan với 2.297,9 triệu USD, chiếm 6,3%.

Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong cả năm 2017: (Chỉ tính kim ngạch của doanh nghiệp Thành phố nhập qua cảng Thành phố)

+ Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: nhập 8.705,1 triệu USD, chiếm tỷ trọng 23,8%, tăng 23,3%. Thị trường nhập khẩu chủ yếu là Trung Quốc (46,7%), Hoa Kỳ (16,2%), Đài Loan (9,1%), Hàn Quốc (8,7%), Singapore (4,9%)…

+ Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng: nhập 4.573,1 triệu USD, chiếm tỷ trọng 12,5%, tăng 4,2%. Thị trường nhập khẩu chủ yếu là Trung Quốc (26,2%), Nhật Bản (11,4%), Singapore (10,2%), Hàn Quốc (8,2%), Đức (6,1%)…

+ Vải các loại: nhập 2.333,0 triệu USD, tăng 0,4%. Thị trường nhập khẩu chủ yếu là Trung Quốc (42,7%), Đài Loan (16,0%), Hàn Quốc (14,9%), Nhật Bản (10,8%), Hồng Kông (5,8%)…

+ Chất dẻo nguyên liệu: nhập 1.808,0 triệu USD, tăng 4,3%. Thị trường nhập khẩu chủ yếu là Singapore (17,2%), Hàn Quốc (11,1%), Đài Loan (11,1%), Thái Lan (11,1%), Trung Quốc (10,1%)…

+ Xăng dầu các loại: nhập 997,6 triệu USD, tăng 70,5%; về lượng ước nhập 1.531,3 ngàn tấn, tăng 35,0%.

+ Nguyên phụ liệu dệt, may, da giày nhập 732,3 triệu USD, giảm 2,3%.

+ Sắt thép các loại: nhập 3.377,4 ngàn tấn, giảm 74,3%; kim ngạch đạt 1.389,0 triệu USD, giảm 8,6%. Thị trường nhập khẩu chủ yếu là Trung Quốc (60,6%), Nhật Bản (13,2%), Ấn Độ (8,9%), Hàn Quốc (5,3%), Đài Loan (4,0%)…

+ Dược phẩm đạt 1.416,2 triệu USD, tăng 10,9%. Thị trường nhập khẩu chủ yếu là Pháp (16,8%), Bỉ (10,0%), Ấn Độ (9,3%), Singapore (9,1%), Đức (8,6%)…

VIII. VẬN TẢI

Tổng doanh thu vận tải hàng hóa và hành khách cả năm 2017 đạt 81.652,5 tỷ đồng, tăng 12,4% so với năm trước. Vận tải hàng hóa chiếm 72,5%, tăng 8,6% so năm trước; vận tải hành khách chiếm 27,5%, tăng 23,9%.

  1. TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
  2. Tài chính

Tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước cả năm 2017 ước thực hiện 347.986 tỷ đồng, đạt 100,03% dự toán, tăng 13,32% so năm 2016. Trong đó thu nội địa 221.972 tỷ đồng, đạt 98,01% dự toán, tăng 15,75%; thu từ dầu thô 16.915 tỷ đồng, đạt 136,41% dự toán, tăng 19,00%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 109.100 tỷ đồng, đạt 100,09% dự toán, tăng 7,90%.

Thu từ doanh nghiệp nhà nước chiếm 10,80% tổng thu nội địa, giảm 14,20%.

Trong đó: Nhà nước trung ương ước thực hiện 16.570 tỷ đồng, đạt 90,74% dự toán, giảm 18,36%; Nhà nước địa phương ước thực hiện 7.405 tỷ đồng, đạt 90,46% dự toán, giảm 3,15%. Thu từ khu vực ngoài nhà nước 49.744 tỷ đồng, tăng 18,24%. Thu từ khu vực đầu tư nước ngoài 58.424 tỷ đồng, tăng 20,33%.

Tổng chi ngân sách địa phương (trừ tạm ứng) cả năm 2017 ước thực hiện 67.075 tỷ đồng, đạt 94,94% dự toán, tăng 40,36%. Chi đầu tư phát triển 23.493 tỷ đồng, đạt 93,42% dự toán, tăng 30,22%. Chi thường xuyên 34.963 tỷ đồng, đạt 102,23% dự toán, tăng 24,33%; trong đó, chi sự nghiệp kinh tế 6.072 tỷ đồng, đạt 100,31% dự toán, tăng 78,23%; chi sự nghiệp giáo dục đào tạo 10.724 tỷ đồng, đạt 101,64% dự toán, tăng 37,25%; chi sự nghiệp y tế 2.497 tỷ đồng, đạt 108,58% dự toán, giảm 20,88%; chi quản lý hành chính 5.913 tỷ đồng, đạt 104,45% dự toán, tăng 21,87% so cùng kỳ 2016.

  1. Tín dụng ngân hàng

Tổng vốn huy động trên địa bàn thành phố đến đầu tháng 12 đạt 2.001,69 ngàn tỷ đồng, tăng 1,14% so với tháng trước (chỉ số này của tháng trước: +0,84%); tăng 12,87% so với tháng cùng kỳ. Trong đó, vốn huy động của các Ngân hàng Thương mại cổ phần chiếm 51,51% tổng vốn huy động, tăng 8,24% so tháng cùng kỳ. Tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng 49,76% tổng vốn huy động, tăng 7,54% so với tháng cùng kỳ. Nguồn vốn huy động dự ước tiếp tục duy trì tăng trưởng tích cực, đảm bảo khả năng thanh khoản và điều kiện để tăng trưởng tín dụng đạt kết quả tích cực trong năm 2017.

Theo loại tiền gửi, vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 12%, tăng 11,48% so tháng cùng kỳ. Vốn huy động VNĐ tiếp tục tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn, chiếm 88%; tăng 13,06% so tháng cùng kỳ.

Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố đến đầu tháng 12 đạt 1.728,56 ngàn tỷ đồng, tăng 19,97% so với tháng cùng kỳ và tăng 17,27% so với tháng 12/2016. Trong đó, dư nợ tín dụng của các Ngân hàng Thương mại cổ phần đạt 919,01 ngàn tỷ đồng, chiếm 53,17% tổng dư nợ, tăng 16,11% so tháng cùng kỳ. Dự ước đến cuối năm 2017 dư nợ tín dụng tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với các năm trước giúp cho doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

Theo loại tiền, dư nợ bằng ngoại tệ đạt 157,47 ngàn tỷ đồng, chiếm 9,11% tổng dư nợ, tăng 11,63% so với cùng kỳ. Dư nợ tín dụng bằng VNĐ đạt 1.571,09 ngàn tỷ đồng, chiếm 90,89% tổng dư nợ, tăng 20,87% so với tháng cùng kỳ.

  1. Thị trường chứng khoán

Đến cuối tháng 11 năm 2017, tổng số mã chứng khoán được phép giao dịch khớp lệnh là 346 gồm 342 mã cổ phiếu, 2 mã chứng chỉ quỹ và 2 mã quỹ ETF;

Cập nhật đến ngày 15/12/2017, tổng số mã chứng khoán được phép giao dịch khớp lệnh là 348. Giá trị vốn hóa thị trường là 2.482.729 tỷ đồng, tăng 66,43% so với cuối năm trước; VN-Index đạt 935,16 điểm, tăng 270,29 điểm (tương ứng tăng 40,65%) so với cuối năm trước.

Nguồn: Cục thống kê TP HCM

Xem thêm phần 3 tại: http://kehoachviet.com/tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-tp-hcm-nam-2017-phan-3/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *